
Giới thiệu chung
UBND XÃ TAM BÌNH
ĐỊA CHỈ ẤP BÌNH THUẬN XÃ TAM BÌNH
SĐT 0237 3828300 Email: tambinh.cailay.gov.vn
XÃ TAM BÌNH NẰM Ở PHÍA NAM HUYỆN CAI LẬY, CÓ TỈNH LỘ 868, 864 ĐI QUA NẰM CẶP THEO NHÁNH SỐNG TIỀN, DÂN SỐ 4911 HƠN 18.000 NHÂN KHẨU, KINH TẾ CHỦ YẾU LÀ TRỒNG CÂY ĂN TRÁI, NÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ .....
Xã Tam Bình có vị trí chiến lược quan trọng, trải dài trên bờBắc sông Tiền và cách thị trấn Cai Lậy 14km về hướng Đông Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, địch luôn coi Tam Bình là vành đai trọng điểm củ quận Cai Lậy. Chúng xây dựng nhiều đồn bót, phân chi khu nhằm bảo vệ sông Tiền - tuyến giao thông chiến lược đường thủy, từng vận chuyển vũ khí và phương tiện cho cuộc chiến tranh xâm lược miền Tây Nam bộ, đồng thời ngăn chặn tuyến đường vận chuyển của ta sang tỉnh Bến Tre và ngược lại. Tam Bình là nơi tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Tam Bình vốn có truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, một lòng theo Đảng, giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám - 1945 và trường kỳ kháng chiến trong suốt ba mươi năm chống Pháp và chống Mỹ. Trong quá trình đấu tranh, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Tam Bình có nhiều sáng kiến hay làm tiêu hao sinh lực địch như xây dựng xã chiến đấu, làm hàng rào bằng dây chuối, cắm bảng tử địa, đào hầm chông, gài lựu đạn, bắn tỉa, bắn lựu đạn bằng giàn thun,… lập nên nhiều chiến công ghi dấu ấn đậm nét trong trang sử hào hùng của Cai Lậy. Với những thành tích và chiến công đặc biệt xuất sắc ấy, ngày 18 tháng 4 năm 2005, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Tam Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
1/- Vị trí - địa lý:
Tam Bình là xã thuộc huyện Cai Lậy, trải dài bên bờ bắc sông Tiền và cặp theo tỉnh lộ 8641, chiều dài Đông sang Tây gần 10km, phía Tây cặp theo tỉnh lộ 8682 tương ứng với chiều rộng của xã từ Bắc xuống Nam gần 3km; cách thị trấn Cai Lậy 14km về hướng Đông Nam. Phía Đông giáp hai xã Bàn Long, Phú Phong (Châu Thành); phía Tây giáp xã Long Trung; phía Nam giáp sông Tiền và xã Ngũ Hiệp; phía Bắc giáp xã Long Tiên và Đông Bắc giáp xã Mỹ Long. Xã có 11 ấp: Đông Hòa, Tây Hòa, Bình Chánh Đông, Bình Chánh Tây, Bình Thuận, Bình Thanh, Bình Thạnh, Bình Đức, Bình Hòa A, Bình Hòa B, Bình Ninh. Diện tích tự nhiên 2.081ha. Dân số 17.639 người3. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, chăn nuôi, buôn bán nhỏ,... Kể từ sau năm 1991, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nhân dân bắt đầu đầu tư chuyển đổi từ đất lúa sang vườn cây ăn trái, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, bưởi da xanh, cam sành, nhãn, vú sữa, sa pô,… Toàn xã hiện có 1.609,5ha vườn
cây ăn trái, sản lượng hằng năm đạt trên 40.000 tấn. Người dân Tam Bình tự hào về vườn sầu riêng của mình với hy vọng tạo được thương hiệu đặc sản trái cây riêng ở vùng đất này.
Ngoài ra, trong xã có một số hộ sống bằng nghề dệt chiếu, chăn nuôi, kinh doanh,... Tỷ lệ hộ giàu trong xã đạt hơn 50%. Các nhu cầu thiết yếu:
cầu, đường, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường,… đều đạt tỷ lệ cao. Đảng bộ xã Tam Bình đang tập trung thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 6,1% vào năm 2010, phong trào hỗ trợ nhau vượt nghèo trở thành nét đẹp trong xã hội. Xã Tam Bình được Đảng
và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Mỹ cứu nước, 1 Huân chương Lao động hạng II và 1 Huân chương Lao động hạng III thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Xã còn được công nhận là “Xã an toàn về an ninh trật tự” xuất sắc trong nhiều năm liền, được công nhận “Xã văn hóa” (27/01/2011). Đường tỉnh lộ 864 cặp theo sông Tiền từ Mỹ Tho lên đến Tam Bình nhựa hóa, điều này tạo thêm điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Tam Bình. Các tuyến đường nông thôn liên xóm ấp bê tông hóa, hai bên là những ngôi nhà tường, nhà ngói khang trang sạch đẹp, xa gần đều thấy những tán sầu riêng, nhãn, sa pô xanh tươi và trĩu quả.
1/- Vị trí - địa lý:
Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, chăn nuôi, buôn bán nhỏ,... Kể từ sau năm 1991, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nhân dân bắt đầu đầu tư chuyển đổi từ đất lúa sang vườn cây ăn trái, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, bưởi da xanh, cam sành, nhãn, vú sữa, sa pô,… Toàn xã hiện có 1.609,5 ha vườn cây ăn trái, sản lượng hằng năm đạt trên 40.000 tấn. Người dân Tam Bình tự hào về vườn sầu riêng của mình với hy vọng tạo được thương hiệu đặc sản trái cây riêng ở vùng đất này. Ngoài ra, trong xã có một số hộ sống bằng nghề dệt chiếu, chăn nuôi, kinh doanh,...
Tỷ lệ hộ giàu trong xã đạt hơn 50%. Các nhu cầu thiết yếu: cầu, đường, trường học, trạm y tế, điện, nước sạch, vệ sinh môi trường,… đều đạt tỷ lệ cao. Đảng bộ xã Tam Bình đang tập trung thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 6,1% vào năm 2010, phong trào hỗ trợ nhau vượt nghèo trở thành nét đẹp trong xã hội. Xã Tam Bình được Đảng và Nhà nước tuyên dương danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Mỹ cứu nước, 1 Huân chương Lao động hạng II và 1 Huân chương Lao động hạng III thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xã còn được công nhận là “Xã an toàn về an ninh trật tự” xuất sắc trong nhiều năm liền, được công nhận “Xã văn hóa” (27/01/2011). Đường tỉnh lộ 864 cặp theo sông Tiền từ Mỹ Tho lên đến Tam Bình nhựa hóa, điều này tạo thêm điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Tam Bình. Các tuyến đường nông thôn liên xóm ấp bê tông hóa, hai bên là những ngôi nhà tường, nhà ngói khang trang sạch đẹp, xa gần đều thấy những tán sầu riêng, nhãn, sa pô xanh tươi và trĩu quả.
2/- Địa hình, khí hậu:
Tam Bình có độ cao trung bình 0,9 mét so với mặt nước biển. Địa hình khá bằng phẳng. Dáng đất nghiêng từ hướng Nam thấp dần vào hướng Bắc, trước đây ở phía Bắc ấp Bình Hòa A, Bình Hòa B, Bình Ninh có một vài bưng trũng, nhưng sau ngày miền Nam giải phóng, nhân dân đã san lấp. Xã nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng hai mùa là mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Mùa mưa, mưa nhiều nhưng xã Tam Bình không bị ngập úng. Mùa khô, đồng ruộng vẫn không bị khô hạn, nứt nẻ vì có nước thủy triều lên xuống. Do đó vườn cây và ruộng lúa trong xã vẫn xanh tốt quanh năm. Tam Bình nằm trên vùng đất phù sa ven sông Tiền, là vùng đất bồi màu mỡ nhất được thiên nhiên ưu đãi cho tất cả các loại lúa, hoa màu, cây đặc sản như sầu riêng, bưởi, cam sành, sa pô,...
Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, nhất là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Tam Bình có vị trí quan trọng về kinh tế lẫn quân sự, là một trong những tuyến chuyển tải vũ khí do miền Bắc chi viện từ Bến Tre sang chiến trường Khu 8, là cửa ngõ đi vào các xã Long Trung, Long Tiên, Mỹ Long (huyện Cai Lậy), Phú Phong, Bàn Long (huyện Châu Thành),... Lúc đó 6 ấp ven sông Tiền và tỉnh lộ 25 như Đông Hòa, Tây Hòa, Bình Chánh Đông, Bình Chánh Tây, Bình Thanh và Bình
Thuận, nhân dân tập trung cất nhà ven lộ, ven sông rạch và trồng nhiều cây ăn trái, cây lấy gỗ, cây lấy củi tạo thành từng mảng địa hình bề ngang từ 300-500 mét liên hoàn với các xã trong vùng 20/7, thuận lợi cho chiến tranh du kích phát triển.
Chỉ có 5 ấp Bình Thạnh, Bình Đức, Bình Hòa A, Bình Hòa B, Bình Ninh là nằm ngoài đồng trống. Nhà cửa của nhân dân cất lẻ tẻ giữa đồng, dọc theo hai bên kênh rạch nhưng đa số là quần chúng chí cốt cách mạng, những rặng trâm bầu, cây dừa,
cây còng, bần, dừa nước,... tạo thành từng mảng địa hình dày, mỏng khác nhau; thuận lợi cho lực lượng cách mạng của Tam Bình, của huyện Cai Lậy xây dựng “lõm căn cứ” kháng chiến lâu dài.
Nhìn chung địa hình, địa thế xã Tam Bình có nhiều thuận lợi cho ta như cơ động bí mật, vườn cây ăn trái là vật che chở tốt khi địch sử dụng bom pháo và cũng là vật liệu để xây dựng công sự, vận chuyển vũ khí, lương thực thực phẩm và thương
bệnh binh bằng xuồng ghe dễ dàng. Tuy nhiên, cũng còn hạn chế về thời tiết như nước lớn nước ròng thì việc hành quân bộ gặp khó khăn, chất đất mềm khó cho việc đào công sự. Về địch, xã nằm sát sông Tiền và trên Tỉnh lộ 20, Tỉnh lộ 25 nên
địch chi viện bằng đường thủy và đường bộ khá nhanh, địch còn dùng xã làm bàn đạp phục vụ bình định các xã vùng I, vùng II của huyện Cai Lậy và các xã vùng I của huyện Châu Thành.
3/- Giao thông thủy, bộ:
Do có mạng lưới sông rạch chằng chịt, nên giao thông đường thủy phát triển, có giá trị thủy lợi to lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hóa ở Tam Bình. Xã trải dài trên vùng đất phì nhiêu dọc theo bờ bắc sông Tiền - một con sông có chế độ thủy triều đều đặn ngày 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng, hằng tháng có 2 lần nước rong (kỳ cường triều), 2 lần nước kém (kỳ triều kém), lưu lượng nước sông điều hòa, giúp cho tàu ghe lưu thông dễ dàng, vừa là môi trường tốt cho các loài cá tôm sinh sôi nảy nở. Sông Tiền rộng mênh mông, phù sa cuộn chảy cung cấp nước đều đặn vùng đất ven sông; nhiều nhánh sông rạch lớn nhỏ hai bên bờ đưa nước sâu vào đất liền phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn xã Tam Bình có 5 con rạch tự nhiên và 10 con kênh đào, có tác dụng bồi đắp phù sa và tưới mát vùng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Hai con rạch Cái Sơn và Mù U đóng vai trò quan trọng trong hệ thống kênh rạch nội địa. Các bậc tiền nhân đặt tên là rạch Mù U bởi vì xưa kia hai bờ rạch mọc
nhiều cây mù u, đặt tên là rạch Cái Sơn bởi vì hai bờ rạch mọc nhiều cây sơn. Giao thông đường bộ, từ thuở khai hoang lập làng cho đến
ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975) trong xã chỉ có bốn con lộ chính: Năm Minh Mạng thứ 14 (1835) ông cho đắp con đường “sứ”5 từ trấn Định Tường (Mỹ Tho) cặp theo sông Tiền xuyên qua địa bàn xã rồi lên đến rạch Cái Thia, Cái Bè
đi đò sang bờ Nam sông Tiền rồi tiếp tục đi đến dinh Long Hồ (Vĩnh Long).
Ngay từ những thập niên cuối của thế kỷ XIX, cùng với đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta, thực dân Pháp tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa. Năm 1867, thực dân Pháp bắt dân sửa sang lại lộ Mỹ Tho - Cái Bè đặt tên là tỉnh lộ 25, dài 60km vừa phục vụ giao thông vận tải, vừa phục vụ thông tin liên lạc, đây là con đường huyết mạch trước khi lộ Đông Dương (nay là quốc lộ 1A) được xây dựng vào năm 1880.
Năm 1873, thực dân Pháp làm hương lộ số 10 (lộ Ba Dừa) từ Cai Lậy chạy ra xuyên qua tỉnh lộ 25 đến bến phà Ngũ Hiệp, đoạn tiếp giáp xã dài gần 3km. Năm 1880, thực dân Pháp và bọn tề làng bắt dân đắp thêm hai con lộ đất: con lộ thứ nhất từ lộ 25 thuộc ấp Bình Chánh Đông chạy vào ấp Bình Hòa B đến
chợ Cầu, xã Long Tiên; con lộ thứ hai (lộ Ngang) từ tỉnh lộ 25 thuộc ấp Đông Hòa chạy vô ấp Bình Ninh của xã Tam Bình, nối với tuyến lộ Mỹ Long - Nhị Quí.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, những con lộ này bị du kích và nhân dân đánh phá liên tục làm cho chúng xuống cấp trầm trọng, góp phần rất lớn trong việc hạn chế sức cơ động của địch.
4/- Dân cư - nguồn gốc dân cư:
Tam Bình xưa là vùng đất hoang vu mọc toàn cây sao, dầu, mù u, sơn, bần, còng và có nhiều thú sinh sống. Tương truyền xưa kia từng đàn voi, cọp, heo rừng,... đi theo đường mòn ra sông Tiền uống nước, lâu ngày tạo thành đường nước chảy và
sâu dần thành rạch Cái Sơn, rạch Mù U.
Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, lưu dân người Việt vùng Ngũ Quảng7 ở miền Trung và miền Bắc với tinh thần bất khuất không cam chịu sự bóc lột và nạn bao chiếm ruộng đất của
giai cấp địa chủ, quan lại phong kiến, họ rời bỏ quê hương di cư vào Nam đến định cư ở vùng ven sông Tiền thuộc địa phận xã cù lao Ngũ Hiệp, xã Hội Sơn, Xuân Sơn, Long Trung rồi mới phát triển dần xuống định cư trên mảnh đất Tam Bình
này. Người nông dân lúc bấy giờ sáng tạo ra phương thức “đào
mương, lên liếp” để tháo chua, rửa phèn mảnh đất vốn còn nhiều bưng trũng, ẩm thấp để trồng lúa, trồng cây lấy quả. Đến năm 1804 (năm Gia Long thứ 3), nhân dân lập nên thôn Bình Chánh, thuộc tổng Kiến Hòa, huyện Kiến Đăng, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Có 5 tộc họ lớn Trần, Võ, Phan, Nguyễn, Cao sống rải rác trong ấp Bình Sơn. Tương truyền rằng đoàn lưu dân đó suy tôn ông Trần Ngọc Đạt (còn gọi là Lạc) là bậc “tiền hiền” bởi có công chiêu mộ dân đinh, lập làng. Xưa kia các bậc tiền nhân đặt tên “Bình Chánh” có nghĩa là “yên tĩnh,
chấp hành luật lệ và làm điều hay, chánh”. Đất hoang ngày càng được khai phá, thôn Bình Chánh ngày càng mở rộng, dân cư ngày càng đông đúc. Đến năm 1805,
các bậc tiền nhân làm đơn xin triều đình nhà Nguyễn cho tách ấp Nam Mai (hay ấp Mù U) ở phía Đông thôn Bình Chánh để thành lập thêm thôn Bình Chánh Đông, có nghĩa là “yên tĩnh, chấp hành luật lệ và nằm ở phía Đông”. Có 2 tộc họ lớn là họNguyễn và họ Huỳnh. Đến năm 1806, các bậc tiền nhân tiếp tục xin phép tách thôn Bình Chánh lập thêm thôn mới ở phía cực Đông, nhưng gọi là Bình Chánh Trung, có nghĩa là “yên tĩnh, chấp hành luật lệ và nằm ở chánh giữa”. Có 2 tộc họ lớn là họ Phạm và họ Nguyễn.
Ngày 24/11/1932, thực dân Pháp sát nhập 3 làng Bình Chánh, Bình Chánh Đông và Bình Chánh Trung lại thành làng Tam Bình có 4 ấp Hòa Khương, Hòa Đức, Hòa Ninh, Hòa Thới, thuộc tổng Lợi Trường, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.
5/- Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội:
Từ khi đặt chân đến vùng đất mới, người nông dân Tam Bình sớm phát triển sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là cấy lúa và trồng cây ăn trái. Về lúa, người nông dân chỉ cấy một vụ lúa trong năm vì đồng ruộng còn bưng trũng. Những giống lúa gieo cấy phổ biến là Trôi Sông, Nàng Lách, Chệt Cọt, Bông Dâu, Bông Dừa,... gieo mạ và cấy vào tháng 8, 9 dương lịch, thu hoạch vào tháng 2, 3 dương lịch năm sau.
Ngoài ra, nhân dân còn thâm canh tăng vụ bằng cách cấy các giống nếp Sóc Rô, Nàng Chệt,... vào tháng 6, thu hoạch vào tháng 10 âm lịch hằng năm để quết bánh phồng, gói bánh tét ăn Tết.
Về trồng cây lấy quả, chủ yếu là trồng trầu, cau, mít, xoài, dừa và cây mù u (làm dầu thắp sáng),... trong đó cây cau là cây trồng chủ lực sau cây lúa, bởi vì lợi nhuận không thua kém lúa gạo và chăm sóc nhàn nhã hơn, cau tươi và cau khô là mặt hàng tiêu thụ mạnh trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.
Nhờ vậy thương nghiệp ở Tam Bình phát triển nhanh chóng, mà tiêu biểu nhất là việc lập chợ ở thôn Bình Chánh Trung vào khoảng năm 1845 cùng buôn bán, trao đổi hàng hóa với hệ thống chợ trong khu vực như chợ Ba Dừa, chợ Trà Tân, chợ Ba Dầu, Cả Mít,... Đến năm 1890, thấy chợ Bình Chánh Trung không thuận tiện mua bán của nhân dân ở ba thôn, nên Hương cả (Xã trưởng) Huỳnh Thanh Công xin phép chính quyền thực dân cho dời chợ về vị trí trung tâm, ở phía sau Nhà việc và trường tiểu học Bình Chánh Đông (phía sau trường cấp II Tam Bình ngày nay), chợ hướng ra sông Tiền nên thuận lợi cho các ghe thương hồ tới lui buôn bán. Huỳnh Thanh Công bỏ tiền ra cất nhà lồng chợ và gắn bảng tên là “Chợ Cả Công” ở cổng ra vào, nhưng theo thói quen nhân dân thường gọi là chợ Mù U vì gần rạch Mù U. Đến năm 1948, chợ Cả Công dời lên khu vực đình thần Bình Chánh Đông, đổi tên là chợ Tam Bình. Còn đình thần Bình Chánh Đông dời qua phía Bắc tỉnh lộ 25 cho đến ngày nay.
Tháng 4/1861, thực dân Pháp đánh chiếm Cai Lậy, sau đó không bao lâu thì chúng chiếm xã Tam Bình, chúng duy trì bộ máy tay sai ở làng xã giống như triều đình Nguyễn. Ban Hội tề xã gồm 9 tên. Công sở tề (Nhà việc) đặt tại trường trung học. Bọn thực dân Pháp câu kết với bọn tề làng, địa chủ áp bức bóc lột nhân dân tàn nhẫn.
Ruộng đất do chính tay người nông dân Tam Bình khai phá nhưng đến thời Pháp thuộc lần lượt bị bọn địa chủ chiếm đoạt. Đa số ruộng đất tập trung trong tay các địa chủ như Cai tổng Đỗ Bá Trinh, Kế hiền Huỳnh Thanh Nguyên, Bồi Thân,
Cả Tây, Hội đồng Giá, Hai Hào, Quan Dự (Long Tiên xâm canh),… Thành phần nông dân ở Tam Bình lúc đó chiếm trên 95% mỗi năm chỉ gieo cấy 1 vụ lúa mùa, năng suất bình quân mỗi công từ 10-12 giạ, trúng lắm thì 15 giạ. Khi thu hoạch lúa
xong thì phải lo phơi thật khô, quạt thật sạch và nhanh chóng chở tới lẫm lúa để nộp tô cho chủ ruộng. Ruộng đất liền gần sông rạch dễ làm thì địa chủ quy định 1 công phải đong 5 giạ lúa/năm, nhưng phải đong 6 giạ để trừ hao hụt; còn ruộng đất
xa sông rạch không thuận lợi tưới tiêu thì địa chủ quy định 1 công phải đong 4,5 giạ lúa/năm, nhưng phải đong 5,5 giạ để trừ hao hụt. Như vậy người nông dân tá điền phải đóng từ 50- 60% số lúa thu hoạch. Ngoài ra, hằng năm họ phải đóng nộp
cho chủ ruộng gạo lễ trắng như bông, vịt lễ mập tròn và nhiều món ngon vật lạ khác. Đến ngày giỗ, ngày Tết, tá điền phải đến nhà chủ ruộng phục dịch 7-10 ngày tùy theo quy định. Đàn ông lau chùi cột nhà, ván gõ, bàn ghế, lư hương, dọn dẹp
ở nhà trên. Đàn bà xay lúa, giã gạo, sửa soạn nấu nướng ở nhà dưới. Chưa kể số nông dân tá điền lao động trả “công lễ” bằng cách bửa củi, vét mương, phát đất,... Nếu ai tỏ thái độ chống đối thì coi chừng bị địa chủ lấy lại đất chẳng còn “một cục để chọi chim”. Người tá điền còn nom nớp lo sợ về nhiều thứ xâu thuế nặng nề do thực dân phong kiến đặt ra. Khổ nhục nhất là thuế thân. Mỗi người dân từ 18 đến 55 tuổi phải đóng thuế thân. Đây là thứ thuế dã man nhất đánh người Việt Nam. Người nghèo không đóng nổi thuế thân bị bắt ở tù, hoặc bỏ xứ trốn đi, có người bán vợ đợ con để đóng thuế. Ngoài ra còn có các loại thuế thổ cư, thuế chợ, thuế trâu bò,... Thanh niên từ 18 đến 23 tuổi phải đi lính cho Pháp, chúng căn cứ theo suất đinh trong làng bắt lính, người giàu lo tiền khỏi bị bắt lính, người nghèo
phải gánh chịu. Bất hạnh nhất là người phụ nữ có nhan sắc bị bọn địa chủ
cường hào dòm ngó.
Trong xóm ấp thường xảy ra những vụ cưỡng hiếp phụ nữ, hoặc dụ dỗ làm vợ bé. Điển hình như tên Đỗ Bá Trinh làm Cai tổng Lợi Hòa có tới 12 vợ. Ỷ thế cậy quyền của người anh, tên Đỗ Bá Thọ là em ruột tên Cai tổng Trinh đi dự đám cưới thấy cô dâu đẹp, bắt nhượng cho hắn ngay trong đám cưới. Người dân ít được giải trí, hoạt động văn học nghệ thuật rất nghèo nàn. Họ tìm kiếm và tạo thú vui. Người hút thuốc, uống rượu. Người mê cây kiểng. Những người vườn đất hẹp cũng nhen nhóm năm ba cây kiểng trước nhà. Gia đình khá giả còn tạo một sân kiểng làm tăng vẻ đẹp của ngôi nhà và chứng tỏ điệu nghệ của chủ. Ngôi nhà, vuông vườn và mảnh ruộng thường thiết kế theo kiểu: “tiền viên, hậu điền”, tứ nhàcử và vuôg vư .n nằ ởmặ tiề, ruộg nằ ở mặt hậu.
Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên miền đất mới tạo nên tính khí của người dân ở đây mang đặc điểm của người Nam bộ. Ruộng vườn bát ngát, lúa gạo, cây trái dồi dào, việc làm, ăn có phần dễ dàng nên người dân quen sống phóng khoáng, trọng nghĩa khinh tài, mến khách. Trong gia đình, người ta
dành vật ngon, của quý, chỗ trang trọng để tiếp khách. Khi có
đám tiệc họ tiếp đãi khách thật nồng hậu.
Người dân Tam Bình còn thể hiện tính năng động sáng tạo, từ xưa đến nay người nông dân làm ra sản phẩm không chỉ để tiêu dùng trong gia đình theo kiểu tự cấp, tự túc mà để buôn bán ra ngoài thị trường hoặc trao đổi hàng hóa cần thiết khác. Chính vì sản xuất hàng hóa nên trên thửa ruộng, mảnh vườn của mình,
họ luôn tìm tòi nhu cầu của thị trường mà đổi mới cây trồng, vật nuôi tăng năng suất và hiệu quả cao, buôn bán có lãi hơn. Giống lúa được nông dân thay đổi qua ít vụ gieo trồng. Giống cũ bị loại bỏ nhanh chóng. Cây trái cũng vậy. Có loại cây ăn trái nổi tiếng một thời nhưng khi thấy kém hiệu quả, không thích ứng với thị trường thì họ sẵn sàng cải tạo để trồng giống cây mới, có hiệu quả kinh tế hơn. Họ không bao giờ chịu đứng yên trên mảnh đất của mình mà luôn nghĩ cách tìm thêm diện tích mới, mở rộng việc làm ăn. Chính vì vậy, khai hoang, san lấp bưng
trũng lúc nào cũng hưởng ứng nồng nhiệt.
Về giáo dục, Pháp thực hiện chính sách “ngu dân, dễ trị”. Xã không có trường học, gia đình giàu mới có tiền cho con học trên quận, trên tỉnh. Còn người nông dân đa số mù chữ. Các tập tục mê tín dị đoan được dung túng, phát triển hòng
làm nhạt phai lý tưởng và tinh thần đấu tranh của nhân dân.
Trong xã chỉ có một số thầy giáo làng như thầy Nguyễn Văn Cai, thầy Chung, thầy Giá mở lớp dạy tại nhà dạy chữ Hán - Nôm, chữ quốc ngữ (chữ Việt ngày nay) thu hút một số thanh thiếu niên đến học. Khoảng năm 1910, Pháp mới cho phép cất trường tiểu học Bình Chánh Đông (École Primaine Bình Chánh Đông, nằm ở phía sau trường trung học cơ sở Tam Bình ngày nay) gồm lớp 1 và lớp 2 dạy tiếng Việt và tiếng Pháp do thầy giáo Tuất đứng lớp. Mỗi lớp có khoảng 35 học sinh. Thông qua việc truyền đạt kiến thức về tự nhiên, xã hội và nhân văn, thầy khéo léo giáo dục tinh thần yêu nước thương dân, mong muốn học trò trở thành người hữu ích cho xã hội.
Về y tế, xã không có trạm y tế và nhà hộ sinh. Phụ nữ khi sinh con phải nhờ “mụ vườn” giúp đỡ. Người dân bị đau ốm nhẹ nằm ở nhà chữa trị bằng cách hái lá cây “nấu xông” kết hợp uống thuốc Nam, thuốc Bắc. Người bị đau ốm nặng phải
đưa đi điều trị ở nhà thương Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sài Gòn,... Cách điều trị bằng mê tín dị đoan như thầy pháp, đồng bóng còn phổ biến. Ngoài ra, bệnh dịch tả thường xuyên hoành hành, nhưng chưa có thuốc điều trị làm cho không ít người
dân chết.
6/- Tôn giáo - tín ngưỡng:
Trong xã có 3 ngôi đình: đình Bình Chánh, đình Bình Chánh Trung, đình Bình Chánh Đông thờ các vị thần hoàng, “tiền hiền”, “hậu hiền” có công khai khẩn lập làng, lập ấp. Xã có bốn ngôi chùa Phật là Từ Ân, Quang Long, Phước Thiện (mục đồng), Long Bửu và một thất Cao Đài phái Tây Ninh. Trước kia, đạo Phật có hơn 150 tín đồ, họ lo “tu tâm, tích đức” không tiếp tay cho giặc, cũng không chống phá cách mạng. Ngược lại, một số chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài bị kẻ thù mua chuộc ra làm tề làng Tam Bình, hoặc đi lính gây tội ác với nhân dân.
Còn hầu hết nhân dân Tam Bình đều theo đạo thờ cúng tổ tiên, người đi cúng chùa, cúng đình và ăn chay vào ngày rằm lớn. Trong gia đình người ta coi trọng thờ phụng tổ tiên, dành chỗ trang trọng nhất để thờ phụng ông bà, cha mẹ, hàng ngày nhang khói chu đáo, ân cần cúng hiến khi giỗ, Tết. Người ta rất hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, coi việc nuôi nấng ông bà, cha mẹ là đạo làm người, là lẽ phải lớn. Nhân dân Tam Bình không chỉ có truyền thống cần cù lao động, mà sớm có truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột và chống giặc ngoại xâm nhằm xây dựng cuộc sống tự do,bình đẳng, hạnh phúc.
Do bọn thực dân Pháp và địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề nên nhân dân Tam Bình với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần chống giặc ngoại xâm bất khuất đã liên tục đứng lên đấu tranh chống bọn cướp nước và tay sai bán nước. Phong trào yêu nước của nhân dân Tam Bình vào đầu thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc tích cực tham gia hội kín Thiên Địa hội từ năm 1908 đến năm 1916 do Phan Xích Long lãnh đạo, với hy vọng là tìm ở đó một con đường có thể đem lại độc lập, tự do cho đất nước và cuộc sống tươi đẹp hơn.
Phong trào Thiên Địa hội phát triển khá mạnh ở ấp Bình Thanh, Bình Thạnh (làng Bình Chánh) và ấp Tây Hòa (làng Bình Chánh Trung) thu hút khá nhiều thanh niên có tư tưởng kháng Pháp tham gia. Trong phong trào lại chia thành hai nhóm: “Kèo xanh” và “Kèo vàng” để hoạt động. Mặc dù mang tư tưởng yêu nước, đoàn kết tương trợ lẫn nhau chống Pháp nhưng hoạt động của Thiên Địa hội còn mang đậm hệ tư tưởng phong kiến thông qua màu sắc thần bí. Vì vậy tuy hoạt động tương đối__